Quá trình kiến lập Hệ_thống_Yalta

Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, ba nước , AnhLiên Xô đã cử hành lần lượt một loạt hội nghị thượng đỉnh, trong đó chủ yếu có: Hội nghị Cairo (từ ngày 22 tháng 11 đến ngày 26 tháng 11 năm 1943), Hội nghị Tehran (từ ngày 28 tháng 11 đến 1 tháng 12 năm 1943), Hội nghị Yalta (từ ngày 4 đến ngày 11 tháng 2 năm 1945) và Hội nghị Potsdam (từ ngày 18 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945). Hội nghị đã đạt được các hiệp nghị bên dưới:

  1. Đánh bại phát xít Đứcphát xít Nhật, đồng thời nhổ bỏ hoàn toàn chủ nghĩa phát xítchủ nghĩa quân phiệt ở hai nước, nhằm cản trở và cấm chỉ chủ nghĩa phát xít "tro nguội cháy lại".
  2. Vẽ mới lại bản đồ chính trị của khu vực Âu - Á sau chiến tranh, đặc biệt là phân chia và quy định mới lại ranh giới của các nước phát xít như Đức, Nhật và Ý cùng với biên giới của các khu vực bị chúng chiếm cứ.
  3. Kiến lập Liên hợp quốc, coi là cơ quan phối hợp, hài hoà các điểm tranh chấp quốc tế, duy trì hoà bình thế giới sau chiến tranh. Trình tự biểu quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - cơ quan hạt nhân của Liên hợp quốc, thực hành "công thức Yalta", tức "nguyên tắc nhất trí nước lớn". Lấy năm nước lớn , , Trung, AnhPháp làm hạt nhân trung tâm, lấy Liên hợp quốc làm lãnh đạo toàn cục, bảo vệ giữ gìn an ninh của các nước vừa và nhỏ, giữ gìn che chở hoà bình thế giới.
  4. Thực hành kế hoạch uỷ thác quản lí đối với thuộc địa của Đức, Nhật, Ý và lãnh thổ uỷ nhiệm thống trị[Chú ý 1] của Liên minh Quốc tế, trên nguyên tắc thừa nhận quyền lợi độc lập của các dân tộc bị áp bách.

Các hội nghị cấp cao kể trên hình thành một loạt công báo, nghị định thư, hiệp định, bản tuyên bố và bản ghi nhớ, ảnh hưởng trật tự thế giới sau chiến tranh, đặc biệt là quan hệ quốc tế lấy "Hiệp định Yalta" làm chủ thể, tức Hệ thống Yalta.